Tôn giáo của Campuchia

Đạo Phật là Quốc giáo của đất nước Campuchia, ước tính hơn 95% dân số theo Đạo Phật, ngoài ra các tôn giáo khác như Đạo Hồi, Thiên Chúa Giáo… chỉ chiếm số lượng rất nhỏ.

Bài viết dưới đây chia sẻ về Phật giáo, quốc giáo duy nhất tại Campuchia.

Tổng quan Phật giáo ở Campuchia

Campuchia theo Phật giáo Nguyên thủy (Theravada Buddhism), trở thành quốc giáo của Campuchia từ thế kỷ 13 sau Công nguyên (ngoại trừ thời kỳ Khmer Đỏ). Theo The World Factbook, thông tin niên giám của các quốc gia trên thế giới, năm 2019, tại Campuchia 97,1% dân số theo đạo Phật, 2% theo đạo Hồi, 0,3% theo đạo Thiên chúa và 0,5% theo tôn giáo khác.

Theo Đạo Phật, người Campuchia họ có niềm tin luân hồi, kiếp này chúng ta ra sao do nghiệp kiếp trước, kiếp sau chúng ta thế nào, do cách sống của chúng ta kiếp này. Vì thế, Phật giáo hướng đến răn dạy mọi người luôn cần làm điều tốt, việc thiện để có những kiếp sống đẹp, tích đức để đời.

Các ngày lễ lớn Phật giáo của Campuchia

Ở Campuchia, 2 dịp lễ lớn quan trọng với tất cả Phật tử phải kể đến Visak Bochea và Meak Bochea. Trong những ngày lễ này, đây được xem là ngày lập công đức, người dân thường mang thức ăn, nến hoa để làm quà tặng cho sư chùa địa phương. Các nhà sư tụng kinh giảng dạy con đường của Đức Phật và hướng dẫn mọi người thiền định.

Người dân làm công đức tại chùa địa phương

- Visak Bochea: tổ chức vào ngày trăng tròn của tháng thứ sáu theo âm lịch Phật giáo, kỷ niệm sự ra đời, thành đạo và cái chết (niết bàn) của Đức Phật, thường vào tháng 5 dương lịch.

- Meak Bochea: là một lễ hội tôn giáo quan trọng của những người theo đạo Phật, được tổ chức vào ngày trăng tròn và là ngày Đức Phật tiên tri về sự viên tịch của mình. Đây là dịp để tín đồ Phật giáo tưởng nhớ đến Đức Phật và những lời dạy của Ngài, thường vào tháng 2 dương lịch.

Phật giáo trong đời sống người dân Campuchia

Phật giáo hiện diện trong tất cả lĩnh vực đời sống tại Campuchia. Các nhà sư xuất hiện ở khắp nơi, không xa lạ gì hình ảnh nhà sư đi khất thực ở trên đường, ở chợ, … tại Campuchia. Cuộc đời của mỗi người dân Campuchia từ khi sinh ra đến khi mất đi, trong các sự kiện quan trọng như đám cưới, nhập trạch… đều nhận được cầu nguyện, chúc phúc của các nhà sư.

Nhà sư đi khất thực trên đường phố ở Campuchia

Ngay cả cách chào hỏi, cảm ơn truyền thống của người Campuchia dành cho người lớn tuổi, chắp tay trước ngực, đầu hơi cúi, có sự hiện diện Phật giáo, đây cũng chính là chắp tay để cầu nguyện, làm lễ biểu thị sự kính trọng với nhà Phật.

Trong những dịp lễ tết quan trọng như Tết truyền thống Khmer, Pchum Ben, Lễ hội nước… người dân thường đến chùa thờ cúng, sân chùa thường là nơi tổ chức các hoạt động văn hóa lễ hội. Họ đặt sự kính trọng tuyệt đối ở các nhà sư, khi đi chùa cần mặc kín đáo, quầy/ váy dài phủ đến mắt cá chân.

Trẻ em nam giới từ 13 tuổi thường sẽ đi tu từ vài tuần đến vài tháng để học các giáo lý nhà Phật. Con cái của các gia đình nghèo ở các tỉnh, họ có thể đi tu dài hạn hơn, cũng có thể trở thành nhà sư thực sự, xem như giảm bớt được gánh nặng kinh tế cho gia đình, cũng như được tiếp cận nền giáo dục mà họ không có. Các nhà sư Phật giáo có tính kỷ luật cao và phải tuân theo các quy tắc, giới luật để trở thành một Phật tử tốt. Các nhà sư không tham gia vào các trò chơi giải trí, sống một cuộc sống đơn giản cống hiến cho Phật giáo và nhà chùa.

Ở Campuchia đâu đâu cũng có những ngôi chùa, kiến trúc đẹp và bề thế, xa hoa to rộng, chính bởi người dân có đức tin lớn, và người dân thường tạo công đức bằng cách cúng tiền bạc, vật phẩm hay sức lao động cho các ngôi chùa, cung cấp thức ăn hàng ngày cho các nhà sư.